Hiển thị các bài đăng có nhãn tìm hiểu văn hóa nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tìm hiểu văn hóa nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Văn hóa Nhật bản tương đồng với Việt Nam

tim hieu van hoa nhat ban, học văn hóa nhật, hoc van hoa nhat, dac diem van hoa nhat ban, đặc điểm văn hóa nhật bản, dac diem van hoa nhat, đặc điểm văn hóa nhật, van hoa nhat, văn hóa nhật, văn hóa, van hoa, văn hóa nhật bản, van hoa nhat ban, tim hieu van hoa nhat ban, tìm hiểu văn hóa nhật bản, tim hieu van hoa nhat ban

Theo cách phân chia thông thường hiện nay thì Việt Nam và Nhật Bản ở vào hai khu vực văn hoá khác nhau. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á, còn Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á.Hơn nữa, Việt Nam và Nhật Bản lại cùng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa
van hoa nhatNhật Bản, là quốc gia có vốn viện trợ ODA cho Việt Nam lớn nhất trong khu vực. Vì vậy, có thể nói tầm ảnh hưởng của hai nước được này có tác động mạnh mẽ và tích cực, không chỉ nhìn từ góc độ kinh tế mà cả trên mọi bình diện: văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, ... Trong bài viết này, tôi xin được đề cập tới tương quan văn hóa Việt – Nhật xuất phát từ những nét tương đồng về lịch sử và bề dày văn hóa của 2 quốc gia.

TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
Theo cách phân chia thông thường hiện nay thì Việt Nam và Nhật Bản ở vào hai khu vực văn hoá khác nhau. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á, còn Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, Việt Nam và Nhật Bản lại cùng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa. Nền văn minh Trung Hoa cổ đại khi được du nhập vào hai quốc gia này đã diễn ra quá trình giao lưu và tiếp biến với những nét đẹp văn hóa truyền thống của cả hai dân tộc nên có không ít những điểm tương đồng. Nhưng nếu đi sâu nghiên cứu những biểu hiện của ảnh hưởng này chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm ra những khác biệt đáng kể. Điều đó được thể hiện qua cách thức mỗi quốc giaứng xử với văn hoá ngoại lai.
Văn hoá được sản sinh trong một không gian nhất định và thường chịu tác động của môi trường tự nhiên, nhưng văn hoá không bao giờ là đóng kín. Sự lan toả những giá trị của một nền văn hoá này tới những nền văn hoá khác hay còn gọi là quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa là một hiện tượng tự nhiên, nhưng cách ứng xử trước hiện tượng tự nhiên ấy là phụ thuộc vào,và cũng chính vì vậy, phản ánh đặc trưng của chính những nền văn hoá chịu những tác động ấy. Vì vậy đây có thể coi là một trong những tiêu chí để có thể xét sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hoá.Có thể phân loại theo các tiêu chí chủ yếu sau:
đặc điểm văn hóa nhật, van hoa nhat, văn hóa nhật, văn hóa, van hoa, văn hóa nhật bản, van hoa nhat ban, tim hieu van hoa nhat ban
Xét theo tiêu chí thứ nhất về điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái, có thể thấy Việt Nam là một bán đảo với  diện tích tự nhiên hơn 33 vạn km2 và hơn 3000 km bờ biển. Trong khi đó, Nhật Bản là một quần đảo với 3.600 hòn đảo lớn nhỏ quây quần xung quanh 4 hòn đảo lớn. Tổng diện tích tự nhiên  377.000 km2 và 29.000 km bờ biển

Tuy có diện tích tự nhiên rộng hơn, nhưng khác với Việt Nam, Nhật Bản có tới 75% diện tích là núi và 67% rừng xanh che phủ. Với lượng mưa không lớn (trung bình khoảng 300mm/năm) và do địa hình núi gần biển, Nhật Bản không có nhiều sông. Hầu hết các con sông đều ngắn, nhỏ và nghèo phù sa. Nhật Bản hầu như không có những đồng bằng châu thổ màu mỡ, hình thành nên các vựa lúa lớn như: đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long. Ngay cả những vùng được gọi là đồng bằng như vùng Kanto và Kansai, thực chất cũng chỉ là những thung lũng lớn được tạo thành bởi nham thạch của  núi lửa. Điểm khác biệt lớn nhất và cũng là bất lợi nhất so với Việt Nam đó là Nhật Bản có tới  200 núi lửa, 60 ngọn trong số đó vẫn còn đang hoạt động. Chính vì vậy mà biểu tượng của người Nhật là núi lửa Fuji.Cả nước có khoảng 300 thung lũng, bị chia cắt thành 7 vùng núi lửa.
, đặc điểm văn hóa nhật bản, dac diem van hoa nhat, đặc điểm văn hóa nhật, van hoa nhat, văn hóa nhật, văn hóa, van hoa, văn hóa
Bù lại sự chật hẹp về đất đai cư trú và trồng trọt, Nhật Bản có hệ thống cảng biển dày đặc.Khí hậu Nhật Bản là những mảng màu khác biệt và đối lập nhau. Có vùng lạnh, hầu như quanh năm được bao phủ bởi băng tuyết (đảo Hokkaido), lại có vùng ấm như Đông Nam á (Okinawa và các đảo cực nam). Quanh năm có 4 mùa rõ rệt nhưng độ ẩm không cao. Khí hậu nói chung không thật thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong khi đó, Nhật Bản được coi là nước thiên tai rất khắc nghiệt với sự hoành hành thường xuyên của động đất, lũ quét, sóng thần, bão biển và núi lửa.

Do địa hình chia cắt, văn hoá Nhật Bản có thể chia thành nhiều vùng - địa phương. Nghèo về tài nguyên kể cả đất canh tác, Nhật Bản chỉ có khoảng 2,5 triệu ha  đất có thể canh tác được nhưng chỉ trong một vụ xuân hè.

Nhật Bản nằm giữa biển, nhưng trong các giai đoạn lịch sử  trước khi có sự xuất hiện của người châu Âu, vị trí địa lý của quần đảo tương đối cách biệt nên ít chịu tác động tự nhiên mà thường chủ động du nhập các yếu tố văn minh từ bên ngoài.
van hoa, văn hóa nhật bản, van hoa nhat ban, tim hieu van hoa nhat ban, tìm hiểu văn hóa nhật bản, tim hieu van hoa nhat ban, học văn hóa nhật
Khác với Việt Nam với đặc trưng về cư dân và đặc trưng văn hoá, Việt Nam luôn được nhận diện như một quốc gia đa tộc người, ít nhất có tới 54 tộc người với ngôn ngữ và truyền thống văn hoá khác nhau, nhưng có một dân tộc chủ thể là người Kinh (hay Việt), thì Nhật Bản là một quốc gia thuần chủng, có bản sắc chung rất rõ nét. Trong kết cấu cư dân hiện nay, 99,4% dân số là người Nhật, bộ phận những cư dân khác còn lại chỉ chiếm 0,6% (gồm 600.000 người Triều Tiên, 40.000 người Trung Quốc và khoảng 20.000 Ainu).Quá trình “thuần chủng hoá” này đã diễn ra trong một quá trình lịch sử lâu dài trong điều kiện quần đảo Nhật Bản sống tương đối tách biệt với thế giới bên ngoài.

Địa hình bị chia cắt bởi núi non, thung lũng và đảo dẫn tới sự hình thành nhiều dạng thức văn hoá địa phương.
van hoa nhat, văn hóa nhật, văn hóa, van hoa, văn hóa nhật bản, van hoa nhat ban, tim hieu van hoa nhat ban, tìm hiểu văn hóa nhật bản
Xét về tác động của môi trường có thể thấy biển, núi, thung lũng, khí hậu ôn đới, núi lửa và động đất là những nhân tố tự nhiên tác động mạnh mẽ và thường xuyên đến quá trình hình thành văn hoá truyền thống Nhật Bản. Do tác động đó mà tính cách Nhật Bản cứng rắn, tiết kiệm, trung thành với các giá trị truyền thống và rất cầu toàn.Vị trí địa lý tương đối biệt lập (của cả quần đảo và của từng vùng) đã tạo nên tính cách đóng kín nhưng lại luôn luôn mong muốn  hội nhập và học tập cái hay ở con người và dân tộc khác

Về hoàn cảnh lịch sử, Nhật Bản hầu như không phải đối phó với ngoại xâm.
Thay vì các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, nội chiến giữa các thế lực phong kiến địa phương diễn ra tương đối thường xuyên và kết cục dẫn đến sự hình thành thiết chế Mạc phủ mà thực chất là sự thống trị của chính quyền quân sự, đứng đầu là các dòng họ Shogun (Tướng quân) song song với  sự tồn tại phần nhiều trên danh nghĩa một chính quyền dân sự do Thiên hoàng đứng đầu.Hoàn cảnh lịch sử này đã tạo nên tính kỉ luật, đề cao vai trò người chỉ huy. Chuẩn mực đạo đức là đề cao giữ chữ tín..
tim hieu van hoa nhat ban, học văn hóa nhật, hoc van hoa nhat, dac diem van hoa nhat ban, đặc điểm văn hóa nhật bản, dac diem van hoa nhat
Tôn giáo giữ vị trí độc tôn ở Nhật Bản là Shinto (Thần đạo). Tôn giáo này đã hoà trộn nhiều yếu tố Nho, Phật trên nền tín ngưỡng thờ tổ tiên là nữ thần mặt trời. Các tôn giáo khác ở Nhật rất kém phát triển, trừ phật giáo Đại thừa. Nhật Bản đã có thời coi văn minh Trung Hoa là mẫu hình lý tưởng để học theo, nhưng Nho giáo khi du nhập vào Nhật Bản không phải là nguyên mẫu. Người Nhật đã chọn lựa từng bộ phận nhưng rất tuân thủ giáo lý.

Cũng giống như Nhật Bản, đặc trưng văn hoá Việt được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài do tác động của nhiều nhân tố, nhưng nhìn chung có thể coi những nhân tố sau đây có vai trò tác động chính yếu:
tìm hiểu văn hóa nhật bản, tim hieu van hoa nhat ban, học văn hóa nhật, hoc van hoa nhat, dac diem van hoa nhat ban, đặc điểm
- Tác động của môi trường “nước”. Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia giáp biển, với bờ biển dài 3260 km, trải dài từ cực Bắc đến cực Nam .Do đặc điểm này mà hình thành các dạng thức văn hoá sông - nước với những tính cách của cư dân ở gần/trên sông, nước (can đảm, linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích ứng, giỏi xử lí tình huống...).

- Tác động của  hoàn cảnh lao động sản xuất (nông nghiệp trồng lúa nước). Trong quá trình chinh phục đồng bằng châu thổ, đắp đê, điều tiết nước để sản xuất và hợp lực phòng chống lũ lụt, người Việt cần tới sức mạnh cố kết cộng đồng. Đó là lí do mà Làng, một loại hình tụ cư đậm tính cố kết trở thành hội điểm của rất nhiều đặc trưng văn hoá. Trong bảng giá trị truyền thống, đoàn kết (cố kết cộng đồng), hiếu với cha mẹ (gia đình hạt nhân là tế bào xã hội) và trọng lão (trọng kinh nghiệm) luôn là những chuẩn mực được đề cao và gìn giữ từ thế hệ này đến thế hệ khác, trên khắp mọi nẻo đường của đất nước.
hoa nhat, dac diem van hoa nhat ban, đặc điểm văn hóa nhật bản, dac diem van hoa nhat, đặc điểm văn hóa nhật, van hoa nhat, văn hóa nhật
- Tác động của hoàn cảnh lịch sử mà nổi bật là phải thường xuyên đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược trong suốt bốn nghìn năm lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc. Tác động này đã tạo nên truyền thống bất khuất kiên cường, có ý thức độc lập tự chủ cao. Đồng thời cũng chính do tác động này mà thiết chế cộng đồng được gia cố thêm, tạo thành một nét văn hóa đặc sắc và mang đậm dấu ẩn bản sắc dân tộc mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Về tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt coi trọng đạo thờ cúng tổ tiên. Trong quá trình tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, ấn Độ và phương Tây, Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo lần lượt được du nhập vào Việt Nam. Các tôn giáo ngoại lai và các loại hình tín ngưỡng bản địa đã dung hợp nhau cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy, có thể nói, Việt Nam trở thành một xứ sở hỗn dung tôn giáo.
van hoa nhat, văn hóa nhật, văn hóa, van hoa, văn hóa nhật bản, van hoa nhat ban, tim hieu van hoa nhat ban, tìm hiểu văn hóa nhật bản
van hoa nhat banSự khác biệt trong văn hoá còn thể hiện ở tính cách ứng xử của hai dân tộc. Một bên là mềm mỏng, linh hoạt, dễ thích ứng, một bên coi trọng nguyên tắc, kỉ luật. Trong bảng giá trị đạo đức, người Việt trọng hiếu còn người Nhật thì trọng tín.Trong quá trình tiếp xúc với văn hoá ngoại lai, Việt Nam có ưu thế về vị trí địa lý. Và trên thực tế đã tiếp thu không ít những giá trị từ những nền văn hoá khác. Tuy nhiên do những đặc điểm riêng, ứng xử truyền thống của  người Việt với văn hoá ngoại lai thường bắt đầu từ sự thụ động, rồi sau đó chấp nhận nhưng tìm mọi cách cải biến theo chuẩn mực của mình. Trong khi đó, do hoàn cảnh lịch sử và những đặc trưng văn hoá khác biệt, người Nhật luôn cho rằng ở ngoài Nhật Bản có rất nhiều giá trị văn hoá cao hơn, nếu tiếp thu được sẽ tạo cho văn hoá của họ những bước nhảy vọt (kỹ thuật đúc đồng, lúa nước, các chuẩn mực văn minh Trung Hoa...), vì vậy ứng xử truyền thống của  người Nhật là tôn trọng và tìm cách tiếp thu các tinh hoa văn hóa, khoa học – kĩ thuật của các dân tộc khác.

Không thể phủ nhận những nét  tương đồng văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản (đồng văn, đồng chủng). Điều này đúng vì cả hai dân tộc đều sinh tồn và phát triển trên chiếc nôi của nền văn minh chấu Á lấy nghề trồng lúa nước làm nền tảng kinh tế, đều chịu ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa và xét trên nhiều khía cạnh cụ thể cũng có thể tìm ra những điểm tương đồng.Đó chính là cơ sở thuận lợi trong quá trình giao lưu, hợp tác và học hỏi lẫn nhau.

Trải qua bao biến cố của lịch sử, sự cộng hưởng và hòa nhập giữa hai nền văn hóa Việt – Nhật vẫn diễn ra, vượt qua mọi rào cản của không gian và thời gian.Điều đó được minh chứng bởi sự ra đời ngày càng nhiều của các hoạt động, chương trình giao lưu văn hóa giữa 2 nước, các chương trình trao đổi du học sinh,….
 dac diem van hoa nhat ban, đặc điểm văn hóa nhật bản, dac diem van hoa nhat, đặc điểm văn hóa nhật, van hoa nhat, văn hóa nhật, văn hóa, van hoa, văn hóa nhật bản, van hoa nhat ban, tim hieu van hoa nhat ban, tìm hiểu văn hóa nhật bản, tim hieu van hoa nhat ban, học văn hóa nhật, hoc van hoa nhat, dac diem van hoa nhat ban, đặc điểm văn hóa nhật bản, dac diem van hoa nhat

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Đặc điểm văn hóa Nhật bản

đặc điểm văn hóa nhật, van hoa nhat, văn hóa nhật, văn hóa, van hoa, văn hóa nhật bản, van hoa nhat ban, tim hieu van hoa nhat ban, tìm hiểu văn hóa nhật bản, tim hieu van hoa nhat ban, học văn hóa nhật, hoc van hoa nhat, dac diem van hoa nhat ban, đặc điểm văn hóa nhật bản, dac diem van hoa nhat, đặc điểm văn hóa nhật, van hoa nhat, văn hóa nhật, văn hóa, van hoa, văn hóa nhật bản, van hoa nhat ban,
Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Từ một quốc gia nghèo khổ ở Đông Á, từ một nước thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục đất nước tan hoang, hồi sinh và trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu của thế giới. Trong sự phát triển đất nước, văn hóa Nhật Bản là một yếu tố nội sinh, một động lực tích cực thúc đẩy sự đổi thay của đất nước.
Đặc biệt, hiện nay, khi đang gồng mình khắc phục hậu quả của thiên tai, bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần, nước Nhật đã tạo được uy tín lớn bởi sự kiên cường, đoàn kết và trật tự của người Nhật. Tại sao người Nhật lại giữ được trật tự khi thiên tai xảy ra, điều mà hầu hết ở tất cả các nước không làm được?
1. Một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc
Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Có nhiều cách giải thích khác nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật. Có người cho rằng, do quần đảo Nhật Bản ở xa khơi, đất nước Nhật chưa hề bị một đạo quân xâm lược nào chiếm đóng, kể từ trước 1945. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó dễ tạo cho dân tộc phát triển thuần nhất, phẩm chất của dân tộc thấm sâu và tạo thành truyền thống lâu bền, phong tục tập quán thành nếp sống bền vững, sở thích trong cuộc sống trở thành thị hiếu thẩm mỹ. Lại có ý kiến cho rằng, chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thơ mộng là một thử thách lớn lao và nguồn nuôi dưỡng vô tận cho sức sống của dân tộc Nhật Bản. Đất trồng trọt nghèo nàn chiếm 13% diện tích, còn lại là rừng núi hiểm trở hoang dại. Dân tộc Nhật Bản phải tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống, thực tế gay gắt ấy tạo cho con người ở nơi đây sự cần cù, bền bỉ.
Sự phân chia quyền lực trong hàng chục thế kỷ của các shogun, tinh thần võ sĩ đạo thể hiện như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí chiến đấu của nhiều lớp thanh niên. Giáo lý của đạo võ sĩ có tám đức tính căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện:
Đức ngay thẳng: giúp cho con người quyết định công việc một cách nhanh chóng, thẳng thắn, hợp với lẽ phải, không trái với lương tâm.
du hoc nhat12Đức dũng cảm: nếu chỉ là dám xông vào nơi nguy hiểm, ác liệt nhất của trận chiến và hy sinh thân mình, đó là nhiệm vụ của con nhà võ. Còn thực chất của đức dũng cảm là biết sống khi cần phải sống, biết chết khi nào cần thiết. Thấy việc nghĩa không làm, không phải là dũng cảm. Đức tính này phải được rèn luyện từ nhỏ. Con trai của người võ sĩ cần được luyện tập, chịu đói khát, khổ sở để khôn lớn, xông pha vào cuộc đời để khỏi bỡ ngỡ. Luyện tập được tính dũng cảm, bình tĩnh thì lúc gặp nguy nan vẫn sáng suốt.
Đức nhân từ: là tình thương rộng lượng, nhân ái, là đức tính cao cả nhất của người võ sĩ. Nếu như tính ngay thẳng, công bằng và dũng cảm là những đức tính nam nhi thì lòng nhân từ có cái mềm mại làm nên sức mạnh nữ giới. Nhưng cái nhân từ của người võ sĩ cũng không giống như đức nhân từ của người phụ nữ. Nếu ngay thẳng quá đáng thì trở thành thô bạo, nếu nhân từ quá mức sẽ trở nên nhu nhược. Vì vậy những người dũng cảm nhất là những người dịu dàng nhất và những người giàu tình thương chính là những người dám chiến đấu dũng cảm.
Đức lễ phép: có nghĩa là làm sao cho người khác thật tình vui vẻ trước những cử chỉ lịch sự của mình. Những cử chỉ lịch sự đó phải thể hiện một cách đứng đắn, thể hiện đức từ bi, bác ái tự đáy lòng mình mà ra.
Biết tự kiểm soát mình: là biết tự kiềm chế, làm cho mình có dũng khí khác thường, làm cho xã hội vui tươi, đời sống có ý vị hơn. Những ai không tự chủ được mình để cho những điều lo lắng bên trong bộc lộ ra ngoài thì không phải là hạng người có dũng khí. Không hề tỏ ra một dấu hiệu vui mừng hay giận dỗi, đó là câu nói cửa miệng của các võ sĩ.
Chân thực: nếu không chân thực thì lễ phép chỉ là giả tạo và trò cười. Người võ sĩ phải có đức tính chân thực cao hơn các tầng lớp xã hội khác. Lời nói của người võ sĩ có trọng lượng như một lời hứa chắc chắn không cần văn tự, bởi vì danh dự của người võ sĩ còn cao hơn giá trị của văn tự nhiều.  
Trung thành: lòng trung thành rất quan trọng trong mối quan hệ chủ tớ ngày xưa. Theo đạo võ sĩ thì quyền lợi giữa gia đình và những người trong gia đình đều đồng nhất, không tách rời nhau. Song giữa gia đình và Thiên hoàng, nếu phải hy sinh một bên thì người võ sĩ không ngần ngại hy sinh gia đình của mình để phụng sự Thiên hoàng. Khi người võ sĩ không đồng ý kiến với chủ soái, việc làm trung thành của anh ta là tìm mọi cách để chủ soái thấy được sai lầm của mình. Người võ sĩ có thể kêu gọi lương tâm của chủ soái và bày tỏ lòng trung thành của mình bằng cả sự hy sinh những giọt máu cuối cùng.
Trọng danh dự: là ý thức mạnh mẽ, sâu sắc về giá trị và thanh danh của người võ sĩ. Khi người khác nói xấu mình, đừng trả thù họ mà nên suy nghĩ mình đã làm tròn bổn phận chưa. Phải biết hổ thẹn khi phạm đến điều gì tổn hại đến danh dự. Biết hổ thẹn là một trong những đức tính cần được giáo dục cho tuổi trẻ.
Xã hội Nhật Bản có ba tầng lớp chính là quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ công. Có thể nói cách sống của tầng lớp võ sĩ có ảnh hưởng đến xã hội Nhật trong lối sống nhiều nhất. Tầng lớp võ sĩ chuộng sự đơn giản nhưng sâu lắng do ảnh hưởng của thiền, họ luôn tìm thấy cái đẹp trong sự đơn giản khiết bạch. Chính tinh thần thượng võ của giới võ sĩ đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Nhật Bản, nên nhờ vậy mà nước Nhật điêu tàn sau chiến tranh trở nên một nước hùng mạnh nhất nhì thế giới, và cũng nhờ đó mà nước Nhật tiến bộ hơn hầu hết các nước châu Á khác trước chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhật Bản là một dân tộc có ý thức về thế giới tinh thần, rèn luyện để tạo nên sức mạnh về tinh thần. Điều này thể hiện rõ ở lĩnh vực tôn giáo. Ở Nhật, nhiều tôn giáo cùng tồn tại: đạo Shinto (Thần đạo), đạo Phật, đạo Thiên chúa và nhiều tôn giáo khác. Trong đó, rất nhiều người Nhật theo cả hai tôn giáo: đạo Phật và Thần đạo. Thần đạo không phải là một tôn giáo theo nghĩa thông thường vì không có kinh bổn và đối tượng thờ cúng duy nhất. Thần đạo thờ các vị thần linh thiêng trong trời đất, thờ tổ tiên, thờ hồn người chết, đặc biệt là thờ các anh hùng dân tộc có công lao với đất nước. Do vậy, Thần đạo gắn liền với dân tộc.
Thần đạo và Phật giáo ở Nhật Bản ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành tính cách con người nơi đây. Thần đạo mài sắc ý chí và đem lại sức mạnh tinh thần. Còn Phật giáo giúp vào sự rèn luyện thân thể. Thần đạo không ngừng thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống thì đạo Phật lại giúp con người loại bỏ và hạn chế dục vọng để giữ gìn sự bền bỉ, kiên trì cho những mục đích của mình. Hai tôn giáo hòa quyện với nhau, tạo nên một con người Nhật luôn biết chủ động, tĩnh tâm, không vô tâm nhưng cũng không bị lôi cuốn vào vòng sắc dục.
Trong văn hóa, tôn giáo dễ được xem là những yếu tố thuộc phạm vi tâm linh không dễ đóng góp vào sự phát triển xã hội, nhưng chính Nhật Bản đã biết khai thác mặt tích cực của Thần đạo, Nho giáo và Phật giáo như một trong những động lực của sự phát triển xã hội. Các tôn giáo không đẩy tâm linh vào chỗ mê tín, dị đoan, mà ngược lại góp phần xác định sức mạnh và quyền lực của những giá trị tinh thần, của tâm linh để phục vụ cho cuộc sống.
Người Nhật như ấp ủ, nung nấu trong tâm linh, trong thế giới tinh thần những dự kiến, những tâm thức cho sáng tạo và hành động. Vì vậy, có nhiều người cho rằng, tâm hồn người Nhật có một cái gì đó thần bí, bí ẩn. Thực ra cái gọi là bí ẩn chỉ là sự kiên trì nỗ lực, nuôi dưỡng ý chí cho một mục đích đang và sẽ thực hiện, ở những thời điểm thích hợp, trước những yêu cầu của xã hội, của đất nước, sức mạnh ấy bùng lên, tỏa ra thành một lực lượng vật chất và tinh thần vĩ đại, và lịch sử đã chứng minh cho điều đó, chứng minh cho sự vươn lên thần kỳ của đất nước này.
Văn hóa Nhật Bản trong hàng ngàn năm đã tạo nên những nghi lễ, những tập quán trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống. Người Nhật quý khách nhưng không quá vồ vập tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ nghi lễ trong cách cúi chào, trong lời mời mọc. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập quán không thể khác đi của dân tộc.
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối TK XII. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình, kính là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.
Bên cạnh đó, y phục thời trang cũng là một nét sinh hoạt văn hóa của người Nhật, đặc biệt là đối với người con gái. Cách búi tóc của các cô gái Nhật rất cầu kỳ, mái tóc trước được dựng cao làm cho khuôn mặt có vẻ riêng, còn những món tóc được uốn lượn cầu kỳ là một nét thẩm mỹ đoan trang và duyên dáng. Trang phục truyền thống của người Nhật là kimono, một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn. Kimono cho phụ nữ thường có các họa tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới, phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo.
Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên cuộc sống nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh.
Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất chấp mạng sống của mình trong các nhà máy điện hạt nhân.
Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.
2. Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại
Văn hóa Nhật Bản tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, phát triển về nhiều mặt: văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, văn hóa đô thị và văn hóa làng quê, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa đa chủng loại của dân tộc.
Nhật Bản đã tìm được sự kết hợp hài hòa không phải ở mức liên kết mềm yếu giữa các yếu tố mà là sự liên kết giữa các đỉnh cao và trạng thái cực đoan của các yếu tố. Đó là sự kết hợp giữa núi cao, rừng sâu với biển xanh dịu dàng, giữa cơn bão tuyết với từng cánh hoa mong manh, giữa thanh kiếm sắc của các shogun với hoa anh đào mùa xuân... Trong đời sống xã hội, đó là sự kết hợp giữa Thần đạo đầy sức mạnh và linh thiêng với nét từ bi nhân ái của đạo Phật, giữa những yếu tố tâm linh vừa đè nặng vừa khơi dậy sức sống tinh thần, giàu bản sắc dân tộc với tính nhiều màu vẻ của thời đại.
Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới, đánh giá cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật Bản. Khi xác định được trào lưu đang thắng thế, họ sẵn sàng chấp nhận, nghiên cứu và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ.
Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại trong văn hóa Nhật Bản thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, tạo nên nhân tố nội sinh đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Nhật Bản hiện đại.
Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Nhật Bản qua nhiều thời kỳ lịch sử. Cần cù học tập để thêm hiểu biết và vận dụng kiến thức phục vụ xã hội. Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Nhà nước, bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua, đã tạo lập ra hệ thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa. Ở cấp độ cá nhân, người Nhật ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Hơn nữa, sự theo đuổi học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích.
Chế độ xã hội Nhật Bản tạo cho người dân Nhật niềm tin rằng: số phận, cơ may của họ được định đoạt bởi sự chăm chỉ học hành và điều quan trọng là họ tin rằng ngay từ đầu họ đều có cơ hội bình đẳng như nhau. Do vậy, ý niệm về sự bình đẳng là một đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo dục. Phần lớn người Nhật tin rằng họ đang sống trong một môi trường xã hội công bằng, trong đó nguồn gốc xuất thân, tài sản thừa kế không quan trọng bằng sự cố gắng bản thân.
Như vậy, nhờ giáo dục, nền văn hóa Nhật Bản phát triển trên cơ sở quần chúng nhân dân có trình độ văn hóa đồng đều, tạo điều kiện cho những giá trị nhân văn phát triển.
Học tập những thiết chế xã hội và đạo lý gia đình của Khổng tử, người Nhật có ý thức xây dựng đời sống gia đình, là tổ ấm làm nguôi quên những bất bình và bực dọc với xã hội. Gia đình là đơn vị mà con người gắn bó với nhau bằng huyết thống và quan hệ tình nghĩa. Chính vì vậy mà ở Nhật, việc giáo dục gia đình được đặc biệt chú ý. Gia đình trực tiếp giáo dục con cái thành người. Mở rộng ra, ở các xí nghiệp, nhà máy, người Nhật cũng có xu hướng vận dụng quan hệ gia đình để quản lý và người thợ nhiều khi gắn bó suốt đời với nhà máy như chính với gia đình mình. Điều này cũng lý giải tại sao người Nhật rất đoàn kết trong các tổ chức tập thể. Chính tất cả những yếu tố trên góp phần làm cho văn hóa Nhật Bản giàu tính nhân văn.
Xem nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản > http://www.duhochienquang.com/viec-lam-tai-nhat-ban/414-di-xuat-khau-lao-dong-hay-di-du-hoc-tai-nhat-ban.html
Bạn muốn đi du học tại Nhật bản, hãy liên hệ với chúng tôi tư vấn giúp bạn > http://www.duhochienquang.com/kinh-nghiem-du-hoc-nhat-ban/403-du-hoc-nhat-ban-can-trung-tam-tu-van.html
Khác biệt giữa người Nhật với người ngoại quốc?
NGƯỜI NGOẠI QUỐC NGHĨ GÌ VỀ NHẬT
Trong chương trình của CHTV - Tokyo No Sugao (東京の素顔, Đông Kinh Tố Nhan, Mặt Thật Của Tokyo), phóng viên đã phỏng vấn một số người ngoại quốc, yêu cầu họ cho một lời (一言= hitokoto, nhất ngôn) cảm nghĩ về Nhật. Cuộc phỏng vấn bất chợt và chớp nhoáng, đôi khi người trả lời nửa đùa, nửa thật, không thể hiện hết mọi sự kiện, nhưng cũng cho chúng ta vài nét khái lược.
- Một phụ nữ Đức: "Người Nhật thân thiện. Ở đây nhiều đồ điện, kỹ thuật quá, tôi muốn một cái gì tự nhiên, giản dị hơn.".
-  Một phụ nữ Canada : "Người Nhật rất lễ nghĩa. Ở đây ít công viên quá.".
-  Một phụ nữ Hoa Kỳ: "Ở đây an toàn. Còn cái xấu là ông chồng tôi, ông ta là người Nhật.".
-  Một đàn ông Hoa Kỳ: "Người Nhật không thân thiện với người ngoại quốc. Ở đây bất tiện vì ít bảng chỉ đường bằng tiếng Anh.".
-  Một phụ nữ Bỉ: "Người đông quá, môi trường bị ô nhiễm, bị kẹt xẹ".
-  Một đàn ông Trung Quốc : "Thuê nhà khó khăn, đòi hỏi người bảo lãnh... Sở Nhập Quốc gây khó khăn.".
-  Một đàn ông Việt Nam (tác giả): "Thuê nhà, cơ sở thương mại khó khăn, thường bị từ chối”.
- Một phụ nữ Miến Điện: "Bị đối xử phân biệt.".
- Một phụ nữ Lào: "Chỉ thích tiền Nhật."...
NHỮNG ĐIỀU LẠ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGOẠI QUỐC
Xin liệt kê 7 điều lạ nhất đối với người ngoại quốc :
1- Cởi giày khi vào nhà (họ đi dép nhẹ trong nhà vì ngày xưa phòng lót chiếu, nay nhà thường lót thảm, hay nhựa, gỗ... nhưng thay giày bằng dép riêng thì giữ cho nhà sạch hơn).
2- Lập tức cảm ơn, xin lỗi (tiếp xúc với người Nhật ai cũng thấy họ luôn luôn cám ơn và rất sẵn sàng nhận lỗi, hơi phiền người khác một chút là xin lỗi ngay).
3- Ăn thức ăn sống như cá... (người Nhật ăn cá sống nhiều thứ nhì thế giới sau một nước ở Nam Mỹ).
4- Tặng quà Tết và Trung Nguyên (các cửa hàng lớn đều trưng bày các hộp quà làm sẵn, người mua chỉ việc trả tiền là quà tới tay người nhận).
5- Ăn mì hay Soba húp sùm xụp (người Nhật nổi tiếng lịch sự, nhưng khi ăn mì nước, bún nước... thì họ húp kêu rất to, theo họ, ăn như vậy mới đã).
6- Cầu tiêu kiểu Nhật (nhiều khi vào không biết ngồi quay hướng nào, quay vào hay quay ra, thực ra là quay vào).
7- Không phải trả tiền típ/bo (nếu khách ngoại quốc trả típ sẽ làm họ bối rối, còn nếu tự ý bỏ lại, họ sẽ vội gọi báo cho khách là "để quên tiền".

Tóm lại, văn hóa Nhật Bản là một mô hình mẫu mực của văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Nền văn hóa đó đã tạo động lực cho sự phát triển chung của xã hội về vật chất cũng như tinh thần.

_______________________________________________________________________                                                                                                            
Đặc điểm văn hóa Nhật bản
Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Từ một quốc gia nghèo khổ ở Đông Á, từ một nước thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục đất nước tan hoang, hồi sinh và trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu của thế giới. Trong sự phát triển đất nước, văn hóa Nhật Bản là một yếu tố nội sinh, một động lực tích cực thúc đẩy sự đổi thay của đất nước.

I, Điều kiện vào Cao đẳng, Đại học tại Nhật bản
Nếu bạn không đủ một trong những điều kiện dưới đây thì sẽ không được tiếp nhận vào đại học Nhật

Cách học tiếng Nhật
1/ Học tiếng Nhật khó hay dễ?
Qua đây, việc học tiếng Nhật cũng vậy, không ít người đã bỏ đi vốn sở thích học tiếng Nhật của mình mà đánh đổi cả sự nghiệp tương lai như mong đợi.

Lịch thi tiếng Nhật NAT-TEST, TOPJ, JLPT, J-TEST năm 2013
Ngày nay, số lượng người học tiếng Nhật tăng theo cấp số nhân, số lượng người học tiếng Nhật tại các trung tâm lên đến hàng trăm ngàn người.Do đó, các tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Nhật của Nhật bản cũng tăng nhiều đợt thi và mỗi đợt thi có nhiều cấp độ khác nhau.

Mức lương hấp dẫn của các công việc làm thêm ở Nhật
Chương trình vừa học vừa làm là một thử thách nhưng đồng thời cũng mở ra rất nhiều cơ hội cho bạn. Ở một số nước, khi đi du học chính phủ nước sở tại

 HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN GỒM CÓ:
1.   Giấy khai sinh (1 bản sao gốc)
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có'' (1 bản sao + gốc)

Visa du học Nhật bảnvisa_du_hoc_nhat
Yêu cầu đối với người nhập cảnh tại Nhật bản quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi hay học tập đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú

Du học Nhật bản có được làm thêm không
Sau khi được trường cũng như Phòng Xuất nhập cảnh địa phương gần nhất cho phép, du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau:

Tìm việc làm tại Nhật bản
Ở Nhật, việc tìm việc vào làm tại bất kỳ công ty nào cũng rất quan trọng, bạn phải chuẩn bị thật kỹ về mọi mặt như: kiến thức đã học, kỹ năng sống,

Đi xuất khẩu lao động hay đi du học tại Nhật bản
Xuất khẩu lao động gọi là “Tu Nghiệp Sinh” , tại Nhật Bản là thị trường tìm năng với những ai cần tìm cho mình một công việc có thu nhập xứng đáng

BÀI VIẾT XEM NHIỀU