Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu kien hoc cao dang o nhat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu kien hoc cao dang o nhat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Điều kiện học cao đẳng đại học ở Nhật bản

hoc cao dang o nhat ban, điều kiện học cao đẳng ở nhật, điều kiện học đại học ở nhật, dieu kien hoc dai hoc o nhat, điều kiện học đại học ở nhật bản, điều kiện học đại học ở nhật bản, điều kiện du hoc, điều kiện học đại học cao đẳng ở Nhật bản, du học nhật, du học nhật bản, du hoc nhat, du hoc nhat ban, dieu kien hoc cao dang o nhat, dieu kien hoc cao dang o nhat ban, điều kiện học cao đẳng ở nhật, 
cao dang dai hoc nhat banI, Điều kiện vào Cao đẳng, Đại học tại Nhật bản
Nếu bạn không đủ một trong những điều kiện dưới đây thì sẽ không được tiếp nhận vào đại học Nhật bản.
1, Đã hoàn thành chương trình đào tạo phổ thông 12 năm ở nước mình.
- Đối với trường hợp ở tại Nhật bản là người đủ 18 tuổi đả hoàn thành chương trinh phổ thông trung học của các cơ sở giáo dục theo chế độ giáo dục nước ngoài tại Nhật bản
2, Trường hợp đã tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông trong 10 hoặc 11 năm, thì phải là người đủ 18 tuổi và đã hoàn thành “khóa đào tạo dự bị” do Bộ giáo dục quy định.
3, Thi đỗ kỳ thi kiểm tra tổ chức ở các nước tương đương với “Kỳ thi tốt nghiệp PTTH” của Nhật bản.
4, Có trình độ được công nhận là tương đương với người đã tốt nghiệp PTTH. Đối với người ở nước ngoài thì phải hoàn thành chương trình học 12 năm.
- Đủ 18 tuổi, có bằng tốt nghiệp quốc tế Baccalaureat, bằng Arbitur của Đức.
- Đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình 12 năm của các trường ở nước ngoài được các tổ chức đánh giá quốc tế công nhận (tố chức WASC, ACSI, ECIS).
II, Trường hợp thi tuyển vào giữa chừng
Với trường hợp này thì có khoảng 40 trường đại học công lập, 10 đại học dân lập, 170 đại học tư thục có chế độ tuyển sinh thi vào giữa chừng. Nhưng chỉ có khoảng 70 trường tổ chức thi tuyển giữa chừng cho lưu học sinh với số lượng tiếp nhận hạn chế. Hầu hết các trường hợp như vậy đểu phải qua kỳ thi giống người Nhật.
III, Tốt nghiệp, hoàn thành khóa học
Để tốt nghiệp và nhận bằng Cử nhân thì ít nhất phải hoàn thành chương trình học như sau : Hệ đào tạo 4 năm với 120 tín chỉ. Hệ 6 năm Khoa Y, Dược, Răng 188 tín chỉ. Khoa thú y 182 tín chỉ. Học vị do Nhật Bản cấp nói chung được coi là tương đương với học vị ở tất cả các nước khác. Mỗi nước đểu có quy chế công nhận học vị riêng do Bộ giáo dục của nước mình quy định, vì vậy các bạn phải tìm hiểu trước về những quy chế đó.
IV. Du học ngắn hạn
Có 2 hình thức du học ngắn hạn: Chương trình “Trao đổi du học” căn cứ theo thỏa thuận giao lưu giữa các trường đại học; và chương trình không căn cứ theo thỏa thuận giao lưu giữa các trường đại học. Nội dung chương trình rất đa dạng tùy theo đối tượng nhập học
Chương trình du học ngắn hạn
Bậc học:
- Đại học
- Cao học
Ngôn ngữ giảng dạy
- Chỉ bằng tiếng Nhật
- Chỉ bằng tiếng Anh
- Tiếng Nhật và tiếng Anh
Môn học
- Tiếng Nhật
- Các môn nghiên cứu Nhật bản
- Khoa học xã hội nhân văn
- Khoa học tự nhiên
( Có các trường đại học tổ chức lớp học đặc biệt cho LHS du học ngắn hạn và có trường đại học mà LHS học ngắn hạn có thể đến học trong các Khoa bộ môn với tư cách LHS trao đổi, sinh viên dự thính, sinh viên học chuyên ngành…)
Tìm hiểu thủ tục nhập học cao đăng, đại học tại Nhật bản tại link này: http://duhochienquang.com/thu-tuc-du-hoc-nhat-ban/411-hoc-cao-dang-dai-hoc-tai-nhat-ban.html
V, Du học vào cao đẳng
Điểu kiện và hổ sơ xin học giống với khi xin vào đại học. Có nhiều hình thức thi tuyển: “Xét duyệt hồ sơ “Kiểm tra học lực”, “Phỏng vấn”, “Viết tiểu luận”, “Các hình thức khác kiểm tra năng lực và sự phù hợp”. Có 2 chương trình đào tạo : 2 năm với 62 tín chỉ và 3 năm với 93 tín chỉ. Học hết chương trình được cấp bằng “Cử nhân cao đẳng”.
Do vậy việc đi du hoc nhat ban đối với những bạn học sinh, sinh viên có ước muốn học lên cao đẳng đại học tại Nhật bản giờ đây là rất cần thiết khi đã đọc qua nhưng điều kiên trên.

Thời kỳ phát triển Cao đẳng và Đại học tại Nhật Bản

Những thời kỳ phát triển hệ thống giáo dục Đại học của Nhật Bản cũng có thể cung cấp cho chúng ta một vài bài học và kinh nghiệm đáng tham khảo. Đáng tham khảo bởi vì Nhật cũng xuất phát từ một nước nông nghiệp, và cũng trải qua thời gian chiến tranh khốc liệt.
Thời kỳ - Tây phương hóa:
Từ thời Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868. Trong thời gian này, Nhật cảm thấy bị đe dọa bởi các thế lực quân sự và kỹ nghệ của thế giới phương Tây, nhưng họ thấy đó là một cơ hội để tái cấu trúc hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế, chuẩn bị cho sự nghiệp kỹ nghệ hóa đất nước. Minh Trị nhận thức rằng Nhật cần phải nắm lấy và làm chủ những “know-how” của phương Tây.Năm 1877, Đại học Tokyo được thành lập (trước đây trường này chỉ là một trường cao đẳng dạy ngoại ngữ và y học cổ truyền).
Đại học Tokyo lúc đó có 4 khoa: Luật khoa, Khoa học, Văn khoa và Y khoa. Trong giai này, phần lớn giáo sư là người ngoại quốc. Trong số 36 giáo sư, có đến 23 người là giáo sư từ Anh, Pháp, Đức và Mỹ. Ngay cả những giáo sư người Nhật cũng là những người từng tốt nghiệp từ các nước vừa kể.
Trong thời gian 20 năm sau đó, có đến 400 giáo sư từ các nước phương Tây được Bộ Giáo dục Nhật mướn (hay mời) dạy tại các đại học và cao đẳng trên khắp nước Nhật. Không chỉ trong ngành giáo dục, Nhật còn mướn các chuyên gia phương Tây để làm việc và hướng dẫn trong các ngành như khai thác hầm mỏ, đường sắt, điện lực, điện tín, hãng xưởng…Cùng lúc với sự hình thành của Đại học Tokyo, Nhật tích cực gửi sinh viên sang các nước phương Tây theo học tại các trường danh tiếng trên thế giới. Những “hạt nhân” đó sau này nắm giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống đại học và chính quyền.
Thời kỳ Cách mạng kỹ nghệ và Đại học.
Thời gian này được thiết lập hệ thống “đại học vương triều” (Imperial University System), và định hướng rõ ràng giáo dục phải phục vụ cho các mục tiêu của nhà nước. Năm 1890, (Đại học) Tokyo Imperial University được cho phép thành lập thêm một khoa mới, đó là khoa Nông học. Năm 1897, (Đại học) Kyoto Imperial University được thành lập theo mô hình của Đại học Tokyo. Kể từ đó, một số đại học trong hệ thống vương triều được thành lập, như Tohoku Imperial University (1907), Kyushu Imperial University (1910). Cả hai trường mới này chuyên về khoa học ứng dụng. Thời gian mà các đại học vương triều ra đời trùng hợp với giai đoạn cách mạng kỹ nghệ ở Nhật. Cuộc cách mạng kỹ nghệ chủ yếu xảy ra ở ngành dệt và kỹ nghệ nhẹ, và chính các ngành “nhẹ” này đã là những viên gạch lót đường để Nhật trở thành một cường quốc kỹ nghệ sau này. Các Đại học vương triều có nhiệm vụ phải đào tạo các kỹ sư và khoa học gia, chuyên gia để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng kỹ nghệ. Mặc dù ý thức được cho rằng Đại học còn phải đào tạo các nhà nghiên cứu, nhưng trong giai đoạn mà công nghệ của Nhật còn quá thô sơ, họ chủ yếu nhắm vào việc đào tạo chuyên gia lành nghề, và việc đào tạo chuyên gia nghiên cứu chỉ tập trung ở các Đại học lớn như Tokyo và Kyoto. Song song với sự ra đời của các Đại học vương triều, Nhật còn thành lập một số trường cao đẳng kỹ thuật (technical college). Các trường Cao đẳng có nhiệm vụ giới thiệu các công nghệ của thế giới phương Tây nhưng có ứng dụng thực tế vào điều kiện phát triển ở Nhật. Đến năm 1910, Nhật đã có 17 trường cao đẳng kỹ thuật, và mỗi năm huấn luyện được hàng ngàn chuyên viên kỹ thuật.
Trong thời kỳ này, Nhật còn có một số Đại học tư thục, tuy lúc đó các trường này chưa được công nhận là “đại học” mà chỉ là những “trường đặc biệt” (special schools). Mãi đến năm 1918 các trường Đại học tư thục mới được chính thức công nhận là Đại học. Sau này, một số trường tư thục đó trở thành những Đại học danh tiếng. Chẳng hạn như Đại học Keio được thành lập năm 1868 (do gia đình của Fukuzawa Yukichi thành lập), Đại học Doshisa (của Niijima Jo lập năm 1875), Đại học Waseda (do Okuma Shigenobu lập năm 1882) đã có công đào tạo các chuyên gia kỹ thuật và quản lý cho các công ty tư nhân, và đóng góp một phần lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa của Nhật.
Thời kỳ Hậu chiến và Phát triển.
Trong thời gian chiến tranh, Nhật đã làm được một điều kỳ diệu: Phát triển đại học và kỹ nghệ. Cuộc chiến Nga - Nhật (1904-1905) là giai đoạn Nhật “củng cố lực lượng” để xây dựng và bành trướng thực lực quân sự. Đến thế chiến 1914-1918 thì thực lực quân sự của Nhật đã được chứng minh.
Thế chiến thứ nhất là động cơ để Nhật tiến hành một cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ hai. Trong cuộc cách mạng này, Nhật tập trung vào kỹ nghệ nặng như đóng tàu, sản xuất sắt thép, sản xuất máy kỹ nghệ, hóa học… Trong thời gian 1915-1918, sản lượng kỹ nghệ của Nhật tăng sáu lần, và lần đầu tiên, sản lượng kỹ nghệ qua mặt sản lượng nông nghiệp, biến Nhật thành một nước công nghiệp tiên tiến. Năm 1918 đạo luật thành lập các Đại học địa phương và Đại học vùng ra đời. Đạo luật còn cho phép thành lập các Đại học chuyên ngành như Đại học chuyên về kỹ thuật, kinh tế, nông học…Đến năm 1930, Nhật đã có 7 Đại học vương triều, với 3 Đại học mới là Hokkaido, Osaka và Nagoya. Các đại học vương triều mới này chuyên về khoa học và công nghệ. Trong cùng thời gian này, các đại học cũ hơn như Tokyo và Kyoto bắt đầu thành lập các viện nghiên cứu trong và ngoài đại học. Phần lớn các viện nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu về vật lý, hóa học, công nghệ hàng không. Trong giai đoạn này, Nhật đã có một hệ thống đại học hoàn chỉnh và tạo được một nền tảng cho phát triển khoa học kỹ thuật trong tương lai.
Thời kỳ Hoàn thiện.
Thời gian phát triển này kéo dài từ Thế chiến thứ 2 cho đến nay. Trong thời gian đầu sau khi Nhật đầu hàng, tương lai nước Nhật nằm trong tay của lực lượng chiếm đóng, và tương lai đất nước còn khá mập mờ. Năm 1949, chính quyền chiếm đóng đề nghị một cuộc tổng cải cách giáo dục trên toàn quốc. Theo đó, tất cả các đại học - từ hệ thống đại học vương triều đến đại học địa phương và tư thục - đều phải theo một chương trình đào tạo thống nhất, đó là bốn năm cho cấp cử nhân. Đến năm 1950, Nhật đã có 201 trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.
Đến năm 1952, khi Nhật được trao quyền tự trị, tương lai của Nhật có vẻ rõ ràng hơn. Người Nhật nhận thức rõ rằng để tồn tại trên thế giới với sự hạn chế tài nguyên thiên nhiên, Nhật tùy thuộc rất lớn vào khả năng kỹ nghệ. Để phát triển kỹ nghệ, họ cần phải phát triển hệ thống giáo dục đại học đến một tầm cao hơn. Năm 1956, một tài liệu về giáo dục cao đẳng của Anh (White Paper on Technical Education) được dịch sang tiếng Nhật, và trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng, một kim chỉ nam cho hệ thống giáo dục đại học của Nhật sau này.
Năm 1956, Cục Khoa học và Công nghệ được thành lập, và năm 1960 Hội đồng Khoa học và Công nghệ đề xuất một số chính sách để phát triển khoa học và công nghệ trong vòng 10 năm. Những đề nghị này trở thành định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống đại học cho đến ngày nay.
Ngày nay, Nhật có hơn 725 trường đại học và 518 trường cao đẳng. Chất lượng đào tạo đại học của Nhật được thế giới công nhận. Hiện nay, Nhật có 11 trường đại học được xếp vào hạng “top 200” trên thế giới, với Đại học Tokyo (hạng 19) và Kyoto (hạng 25). Trong thời gian 1997-2001, các nhà khoa học Nhật công bố khoảng 336,858 bài báo khoa học, chiếm 9,3% tổng số bài báo khoa học trên thế giới. Số ấn phẩm khoa học của Nhật đứng vào hàng thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Liên hiệp châu Âu, Anh và Đức

_______________________________________________________________________                                                                                                            
Đặc điểm văn hóa Nhật bản
Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Từ một quốc gia nghèo khổ ở Đông Á, từ một nước thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục đất nước tan hoang, hồi sinh và trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu của thế giới. Trong sự phát triển đất nước, văn hóa Nhật Bản là một yếu tố nội sinh, một động lực tích cực thúc đẩy sự đổi thay của đất nước.

I, Điều kiện vào Cao đẳng, Đại học tại Nhật bản
Nếu bạn không đủ một trong những điều kiện dưới đây thì sẽ không được tiếp nhận vào đại học Nhật

Cách học tiếng Nhật
1/ Học tiếng Nhật khó hay dễ?
Qua đây, việc học tiếng Nhật cũng vậy, không ít người đã bỏ đi vốn sở thích học tiếng Nhật của mình mà đánh đổi cả sự nghiệp tương lai như mong đợi.

Lịch thi tiếng Nhật NAT-TEST, TOPJ, JLPT, J-TEST năm 2013
Ngày nay, số lượng người học tiếng Nhật tăng theo cấp số nhân, số lượng người học tiếng Nhật tại các trung tâm lên đến hàng trăm ngàn người.Do đó, các tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Nhật của Nhật bản cũng tăng nhiều đợt thi và mỗi đợt thi có nhiều cấp độ khác nhau.

Mức lương hấp dẫn của các công việc làm thêm ở Nhật
Chương trình vừa học vừa làm là một thử thách nhưng đồng thời cũng mở ra rất nhiều cơ hội cho bạn. Ở một số nước, khi đi du học chính phủ nước sở tại

 HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN GỒM CÓ:
1.   Giấy khai sinh (1 bản sao gốc)
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có'' (1 bản sao + gốc)

Visa du học Nhật bảnvisa_du_hoc_nhat
Yêu cầu đối với người nhập cảnh tại Nhật bản quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi hay học tập đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú

Du học Nhật bản có được làm thêm không
Sau khi được trường cũng như Phòng Xuất nhập cảnh địa phương gần nhất cho phép, du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau:

Tìm việc làm tại Nhật bản
Ở Nhật, việc tìm việc vào làm tại bất kỳ công ty nào cũng rất quan trọng, bạn phải chuẩn bị thật kỹ về mọi mặt như: kiến thức đã học, kỹ năng sống,

Đi xuất khẩu lao động hay đi du học tại Nhật bản
Xuất khẩu lao động gọi là “Tu Nghiệp Sinh” , tại Nhật Bản là thị trường tìm năng với những ai cần tìm cho mình một công việc có thu nhập xứng đáng

BÀI VIẾT XEM NHIỀU